0922 665 333

Gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ công nghiệp thường dùng trong thiết kế nội thất

Gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ công nghiệp thường dùng trong thiết kế nội thất

Có rất nhiều loại gỗ công nghiệp đã được sử dụng trong thiết kế nội thất hiện nay. Trong đó, phải kể đến các loại cốt gỗ như MFC, MDF, ,… cùng các chất liệu bề mặt như Melamine, Laminate, Acrylic,…

NỘI DUNG

Gỗ công nghiệp là gì?

Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” dùng để phân biệt với loại “gỗ tự nhiên” – là loại gỗ lấy từ thân cây gỗ. Còn gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụ để làm ra tấm gỗ.

Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel. Gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.

Các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp hiện nay thường có 2 thành phần cơ bản, đó là: cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt. Để hiểu rõ hơn về các thành phần này, và ưu điểm của gỗ công nghiệp là gì mời bạn theo dõi các phần tiếp theo.

Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay:

Lựa chọn được một loại cốt gỗ tốt sẽ đảm bảo được độ bền và tuổi thọ của sản phẩm. Hiện nay có các loại cốt gỗ cơ bản sau:

Cốt gỗ ván dăm MFC:

Gỗ MFC là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su…), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 9ly, 12ly, 15ly, 17ly, 18ly, 25ly, cốt gỗ ván dăm có nhiều loại như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen… Kích thước tấm ván theo quy chuẩn: 1220mm x 2440mm.

Cốt ván dăm có đặc điểm là không mịn, nhìn bằng mắt thường bạn cũng có thể dễ dàng phân biệt các dăm gỗ. Đa phần các sản phẩm như bàn làm việc, tủ đều sử dụng loại cốt này.

Cốt gỗ MDF:

Gỗ MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Đây là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành bột và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 17ly, 18ly, 25ly. Kích thước tấm ván: 1220mm x 2440mm.

Bạn có thể nhìn thấy sự khác biệt hoàn toàn giữa ván dăm và ván mịn. Đúng như tên gọi, ván mịn nhìn bằng mắt thường đều thấy được sự nhẵn nhụi, bằng phẳng của bề mặt cốt gỗ. Với công nghệ phức tạp hơn, nên MDF có giá trị cao hơn so với ván dăm. Đây là nguyên liệu chủ yếu tạo thành nguyên liệu phục vụ tạo ra các sản phẩm nội thất văn phòng: bàn văn phòng cao cấp, tủ tài liệu văn phòng, hộc di động…

Có 4 loại gỗ MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia là:

  • MDF dùng trong nhà (các sản phẩm nội thất).
  • MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.
  • MDF mặt trơn: để có thể sơn ngay, không đòi hởi phải chà nhám nhiều
  • MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng (Veneer).
Ưu điểm của cốt gỗ MDF:

Độ bám sơn, vecni cao do đó thường được sử dụng cho những sản phẩm nội thất

Cần nhiều màu sắc như phòng trẻ em, showroom…

Có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc, dễ tạo dáng (cong)

Cho các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển đa dạng phong phú.

Dễ gia công.

Cách âm, cách nhiệt tốt.

Để tìm hiểu thêm về các loại gỗ công nghiệp thường dùng trong thiết kế nội thất vui lòng liên hệ để biết thêm chi tiết về giá gỗ công nghiệp mdf, bảng giá các loại gỗ công nghiệp, cửa gỗ công nghiệp là gì, giá thành các loại gỗ công nghiệp, ván gỗ công nghiệp giá rẻ, gỗ công nghiệp an cường, gỗ công nghiệp hdf là gì, gỗ công nghiệp melamine.

Hotline 24/7: 0913 001 134 (Mr Trung)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *